Đại gia Nguyễn Đức Tài lọt vào top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán
Bất chấp việc thị trường chứng khoán trong nước liên tục có những phiên lên xuống thất thường trong thời gian vừa qua, cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động vẫn liên tục tăng trưởng chóng mặt.
Theo tin tức từ sàn chứng khoán TP.HCM, kể từ ngày 14/7 cổ phiếu MWG chính thức niêm yết trên sàn đến nay, giá trị cổ phiếu đã liên tục thay đổi theo chiều hướng tích cực, với mức trên 50%.
Với mức tăng đột biến như trên, giá trị vốn hoá của cổ phiếu MWG trên sàn TP.HCM đã nhanh chóng được nâng lên mức trên 10.972 tỷ đồng, tương đương với hơn 62,7 triệu cổ phiếu MWG đang được niêm yết hiện nay.
Cùng với việc tăng trưởng mạnh về vốn hoá, nhờ tác động tích cực của việc cổ phiếu MWG liên tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua nên tài sản của ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động cũng tăng lên chóng mạnh.
Hiện giá trị cổ phiếu của ông Nguyễn Đức Tài đã được nâng lên 1.800 tỷ đồng, khi nắm giữ hơn 16,4% cổ phần của MWG bằng hai hình thức trực tiếp và gián tiếp qua công ty con. Điều này đã giúp ông Nguyễn Đức Tài chính thức lọt vào Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Đại gia mới nổi Nguyễn Đức Tài đã lọt vào tốp 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Việc cổ phiếu MWG liên tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua cũng là một điều dễ hiểu, bởi hoạt động kinh doanh của công ty này trong tháng 7 và 8 đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng.
Theo báo cáo tình hình kinh doanh tháng 7 của Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động, doanh thu trong tháng đã đạt trên 1.200 tỷ, nâng doanh thu của 7 tháng đầu năm 2014 lên trên 8.200 tỷ, đạt trên 60% kế hoạch cả năm.
Được biết, ông Tài từng là cử nhân Tài chính - Kế toán tại Đại học Kinh tế TP.HCM, rồi nhận bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh sau thời gian học tập tại Trung tâm đào tạo Việt Pháp.
Năm 1995, Nguyễn Đức Tài trở về từ Pháp với tấm bằng Thạc sĩ Tài chính, làm việc cho Tập đoàn Thụy Sĩ. Vị đại gia từng khởi nghiệp bằng 3 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động.
Năm 2004, ông thành lập Công ty CP Thế Giới Di Động với sự ra đời của siêu thị Thế Giới Di Động đầu tiên. Nhờ được Mekong Capital rót vốn và hỗ trợ về mặt quản trị doanh nghiệp vào Công ty vào năm 2007, Thế Giới Di Động đã phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Năm 2012, ông Nguyễn Đức Tài – Tổng giám đốc Công ty CP Thế Giới Di Động vinh dự được trao giải thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2012 do UBND TP.HCM trao tặng.
Tỷ phú USD Lê Viết Lam ẩn mình dần lộ diện
Với khối tài sản và hàng loạt dự án lớn đang sở hữu, ông Lê Viết Lam, chủ tịch tập đoàn Sun Group được giới kinh doanh kiêng nể như một tỷ phú USD ẩn mình đang dần lộ diện.
Mới đây, tập đoàn Sun Group công bố sẽ đầu tư 6.000 tỷ vào tuyến cáp treo “xuyên” vịnh Hạ Long - cáp treo có điểm đầu tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, sẽ xuyên qua Vịnh Cửa Lục, chạy song song theo cầu Bãi Cháy đến đỉnh đồi Ba Đèo.
Tổ hợp dự án được thiết kế thành một quần thể công viên trên đỉnh núi Ba Đèo, trên đồi sẽ gồm các khu vui chơi giải trí và thiết kế một vòng quay khổng lồ. Nếu hoàn thiện thì đây sẽ là vòng quay cao nhất thế giới so với mực nước biển, dự kiến cao khoảng 250 - 250m (so với mực nước biển). Từ trên vòng quay sẽ quan sát được toàn cảnh vịnh Hạ Long và TP Hạ Long. Phía dưới chân bờ vịnh Hạ Long sẽ là một "thủy cung" phục vụ cho du khách đến tham quan và vui chơi.
Tập đoàn Sun Group mạnh tay đầu tư vào vịnh Hạ Long đã nổi như cồn với hàng loạt dự án khủng. Tất cả các dự án mà tập đoàn đều cho thấy ông chủ của nó đều muốn ghi dấu ấn nhất Việt Nam, thậm chí khu vực.
Ông Lê Viết Nam, chủ tịch Tập đoàn Sun Group được đánh giá là một đại gia kín tiếng.
Tuy nhiên, ông chủ, doanh nhân trẻ tuổi Lê Viết Lam, người đứng sau tập đoàn này lại rất hiếm khi được nhắc tới như một phong cách thường thấy ở nhóm các doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu rồi mang tiền về Việt Nam đầu tư.
Ông Lê Viết Lam sinh năm 1969 đã có một thời gian dài hoạt động nổi bật ở thị trường Đông Âu, tại Ukraine cùng với ông Phạm Nhật Vượng - người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú đôla của Forbes.
Sau chương trình đạo tạo của Nhà nước tại Nga hồi đầu những năm 90, ông Lê Viết Lam đã cùng một số người bạn thành lập một nhà máy chế biến mì ăn liền thương hiệu Mivina. Hai doanh nhân Lam - Vượng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Ukraine.
Bên cạnh đó, ông Lam còn từng được nhắc đến với các chức vụ như Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Ukraine. Đặc biệt, ông là lãnh đạo Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài.
Cũng như các doanh nhân "gốc Đông Âu" khác như Phạm Nhật Vượng, Đặng Khắc Vỹ, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Ngô Chí Dũng, Nguyễn Cảnh Sơn, ông Lê Viết Lam đã quyết định trở về đầu tư tại Việt Nam sau khi đã rất thành công ở xứ người.
Thay vì chọn Hà Nội, TP.HCM như các đồng nghiệp khác, đại gia xứ Thanh này đã chọn Đà Nẵng để chính thức mở rộng các hoạt động đầu tư tại quê nhà.
Quyết định bỏ hàng nghìn tỷ đồng khởi công xây dựng hệ thống cáp treo với hàng loạt các kỷ lục tầm vóc thế giới lên Nóc nhà Đông Dương - Fansipan cùng hàng loạt các dự án BĐS cho thấy sự chuyển hướng về quê mạnh mẽ của đại gia này.